Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách 200 công ty tốt dưới 1 tỷ USD của khu vực châu Á theo báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2012. Việt Nam có 10 công ty được lọt vào danh sách của tạp chí uy tín và danh giá này.
Hãy cùng NDHMoney điểm qua tình hình hoạt động của 10 doanh nghiệp này.
Bảng chỉ tiêu tài chính 6 tháng đầu năm của 10 công ty
(*): PAN và SSC sử dụng số liệu báo cáo tài chính quý 1 do chưa công bố báo cáo tài chính quý 2/2013
CTCP Khoáng sản Bình định (BMC) hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản. Công ty đã có năm thứ 2 được nằm trong lại trong sách của Forbes. Lợi nhuận 6 tháng đầu năm của BMC đạt 43 tỷ đồng. LNST quý 2/2013 của BMC đạt 18.8 tỷ đồng, giảm 38% so cùng kỳ, lũy kế 6 tháng đạt 43 tỷ đồng, cũng giảm 20% và đạt 54% kế hoạch.
CTCP Đầu tư và phát triển Cảng Đình Vũ (DVP) là công ty có lợi nhuận cao nhất 6 tháng đầu năm (104 tỷ đồng), công ty hoạt động trong lĩnh vực cảng biển. Quý 2, DVP đạt 142 tỷ đồng doanh thu và 60.8 tỷ lãi trước thuế. Công ty đặt kế hoạch quý 3 với doanh thu 125 tỷ đồng và 50 tỷ đồng lãi trước thuế.
CTCP Sách Giáo dục tại Hà Nội (EBS) là đại diện duy nhất của Sở GDCK Tp. Hà Nội xuất hiện trong danh sách. Công ty hoạt động trong lĩnh vực sách báo truyền thông. Cổ phiếu EBS đang khá hấp dẫn ở mức giá 7.800 đồng/cổ phiếu. LNST hợp nhất quý 2 của EBS đạt 3,944 tỷ đồng, giảm so với quý 2/2012 do doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 7,351 tỷ so với cùng kỳ 2012 trong khi doanh thu hoạt động tài chính giảm 1,813 tỷ đồng.
(*)Riêng PAN và SSC là số liệu 3 tháng đầu năm
CTCP Giống Cây trồng Trung ương (NSC) cùng với CTCP Giống cây trồng miền Nam (SSC) là những công ty hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của NSC hiện là 14,6% với mức lợi nhuận đạt được 54 tỷ đồng.
Quý 1/2013, doanh thu thuần của SSC đạt 103.47 tỷ đồng, tăng hơn 37% nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 11.18 tỷ đồng, giảm hơn 21%. Lợi nhuận giảm so với cùng kỳ chủ yếu do giá vốn hàng bán tăng hơn 67%, doanh thu tài chính giảm 47.3%.
CTCP Xuyên Thái Bình (PAN) là công ty hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp. Dù chưa có báo cáo quý 2, nhưng KQKD của PAN là rất ấn tượng. Kết thúc quý 1/2013, PAN lại đạt mức tăng trưởng tới 98% và hoàn thành gần 25% kế hoạch cả năm. Trong quý 1, công ty đã huy động được khoản vốn khủng 204 tỷ đồng nhờ phát hành riêng lẻ 8,5 triệu cổ phiếu và đã công bố định hướng trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, thực phẩm đóng gói thông qua kế hoạch đầu tư vào các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực này. Gần đây nhất, PAN đã sở hữu 54,6% cổ phiếu của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre (ABT - HOSE), đưa ABT trở thành công ty con của PAN.
Hiện tại, cả PAN, NSC và SSC đều là những công ty liên kết của CTCK Sài Gòn (SSI).
CTCP Đường Ninh Hòa (NHS) doanh nghiệp trong ngành mía đường là doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất trong nhóm 10 công ty. Sắp tới đây, công ty sẽ có khoản vay 12 triệu USD để nâng công suất nhà máy lên 6000 tấn/năm. Dự án có thế sẽ có tác động tích cực tới kết quả kinh doanh của NHS trong thời gian tới.
CTCP Đại lý Vận tải SAFI (SFI) hoạt động trong lĩnh vực vận tải. 6 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế của SFI đạt gần 9,79 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Quý 2/2013, doanh thu thuần của SFI đạt 57.5 tỷ đồng, tăng 37 % so với quý 2/2012. Lợi nhuận gộp cũng tăng 20% lên 7.2 tỷ đồng. Bên cạnh đó, doanh thu tài chính của công ty cũng tăng nhẹ lên 3.9 tỷ đồng chủ yếu là nhờ cổ tức và lợi nhuận được chia.
(*) Riêng PAN và SSC là số liệu 3 tháng đầu năm
Công ty cổ phần Bao bì Dầu thực vật (VPK) hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, mua bán bao bì cho ngành thực phẩm, mua bán máy móc thiết bị, vật tư nguyên liệu ngành bao bì, dịch vụ thương mại, in bao bì, mua bán thực phẩm. Khách hàng lớn nhất của công ty là Vinamilk, Tường An và Vocarimex (hai công ty sản xuất dầu thực vật chiếm 15% doanh thu kết hợp). Hiện VPK có mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế là 10%.
Chỉ trong vòng 6 tháng đầu, VPK đã hoàn thành và vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm (vượt kế hoạch 37%). Như vậy, VPK sẽ là một ứng viên có khả năng cao nằm trong danh sách của Forbes năm tới.
CTCP Tập đoàn Container Việt Nam (VSC) là hoạt động trong lĩnh vực kho bãi vận tải. Xét về lợi nhuận công ty đứng thứ 2 trong 10 công ty. Trong quý 2/2013, doanh thu hợp nhất của VSC đạt gần 195 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 56.3 tỷ đồng, lần lượt giảm 4% và 5% so với cùng kỳ. Cùng với BMC, VSC đã trụ lại trong danh sách từ năm ngoái.
Ai sẽ vào danh sách năm tới?
Thông qua kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm, chúng ta có thể dự báo một số công ty có thể trụ lại trong danh sách của Forbes năm tới là VPK, PAN, DVP, NSC, SFI.
Tuy nhiên để đảm bảo chắc 6 công ty vẫn sẽ phải cố gắng để không bị các doanh nghiệp trong khu vực đẩy ra khỏi danh sách.
Với 5 công ty còn lại, cơ hội vẫn hoàn toàn chưa mất đi nếu trong những tháng cuối năm có được tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng.
Để lọt vào danh sách doanh nghiệp tốt dưới 1 tỷ USD của Forbes, doanh nghiệp phải đạt những tiêu chí như doanh thu từ doanh thu từ 5 triệu USD đến 1 tỷ USD, lợi nhuận trên bình quân vốn chủ sở hữu (ROE) và biên lợi nhuận trước thuế lớn hơn 10%. Ngoài ra, tăng trưởng doanh thu dương và lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS) phải dương trong năm tài chính vừa qua và ba năm trở lại đây; nợ dưới 75% vốn chủ sở hữu. Điều kiện cuối cùng là doanh nghiệp lựa chọn phải niêm yết ít nhất 1 năm. Forbes đã tiến hành rà soát 15.000 công ty niêm yết toàn Châu Á để chọn được 200 doanh nghiệp tốt nhất, trong đó có 10 doanh nghiệp của Việt Nam. Danh sách này được dựa trên Báo cáo tài chính được kiểm toán của năm 2012. Dưới đây là một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh năm 2012 của 10 công ty trên |
Related news: