BQT nhà chung cư là những cư dân sinh sống tại nhà chung cư đại diện cho cộng đồng cư dân vì lợi ích chung đứng ra ứng cử điều hành quản trị chung cư nơi mình sinh sống. Họ đa phần đúng nghĩa là những người dám hi sinh vì cộng đồng, làm việc không vì mục đích thu nhập hay tạo hình ảnh cá nhân. Thù lao mà các thành viên BQT nhận được chỉ mang tính tượng trưng, không tương xứng với trách nhiệm, công sức họ bỏ ra.
Ban quản trị (BQT) nhà chung cư được thành lập theo quy định của Luật Nhà ở, có tư cách pháp nhân, có con dấu và hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, không chia lợi nhuận. Nên ta có thể hiểu BQT nhà chung cư là một pháp nhân phi thương mại dạng tổ chức xã hội. Nhưng hiện nay có một vấn đề đặt ra là việc quản lý vận hành nhà chung cư của BQT mặc dù không vì mục tiêu lợi nhuận nhưng là tổ chức xã hội có thu nên phải thực hiện việc kê khai nộp thuế theo quy định của luật thuế. Thông tư 02/2016/TT-BXD chỉ quy định tổ chức, hình thức hoạt động của BQT nhà chung cư. Hoạt động thu chi phí quản lý, gửi xe, cho thuê mặt bằng hay lãi tiền gửi ngân hàng của phí bảo trì, chi bảo trì chung cư của BQT thực chất vẫn là hoạt động kinh doanh dù không vì lợi nhuận nên vẫn phải tiến hành kê khai nộp thuế theo quy định luật thuế giá trị gia tăng (GTGT), luật thuế thu nhật doanh nghiệp (TNDN).
Một số BQT nhà chung cư mang tư tưởng hoạt động quản lý vận hành tòa nhà chung cư của BQT là hoạt động nội bộ trong chung cư nên không phải là hoạt động kinh doanh, cho nên BQT tự thu, tự chi và không kê khai nộp thuế hoặc chỉ kê khai nộp thuế đối với các hoạt động cho thuê mặt bằng, quảng cáo…khi các đơn vị thuê yêu cầu BQT phải cung cấp hóa đơn. Điều này dẫn đến hệ quả khi bị cơ quan thuế kiểm tra BQT có thể bị truy thu và bị phạt tiền thuế với số tiền cực lớn.
Để hiểu rõ vì sao BQT nhà chung cư phải tiến hành đăng ký mã số thuế cho BQT nhà chung cư, đăng ký dấu, mở tài khoản ngân hàng, sau đó BQT phải kê khai nộp thuế dù hoạt động của BQT nhà chung cư không vì mục tiêu lợi nhuận